Môi trường Nam_Đại_Dương

Các vấn đề hiện tại

Sự gia tăng bức xạ tia cực tím từ mặt trời – hậu quả của lỗ thủng ozon Nam Cực, đã làm suy giảm hiệu suất của thực vật phù du tới 15% và làm tổn thương ADN của một số loài cá.[70] Việc đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không bị kiểm soát, đặc biệt là loài Dissostichus eleginoides bị đánh bắt ước tính gấp năm đến sáu lần vượt mức quy định, rất có thể ảnh hưởng tới tính bền vững của các loài. Cách thức đánh bắt cá bằng dây dài (longline fishing) gây tỉ lệ tử vong cao cho các loài chim biển.

Các hiệp ước quốc tế

Tất cả mọi hiệp ước quốc tế về các đại dương trên thế giới đều ứng dụng cho Nam Đại Dương. Ngoài ra vùng này còn đặt dưới các hiệp định đặc biệt sau:

  • Khu bảo tồn cá voi Nam Đại Dương của Ủy ban săn bắt cá voi quốc tế (IWC), nghiêm cấm săn bắt cá voi vì mục đích thương mại ở vùng biển phía nam vĩ tuyến 40°N (giữa kinh tuyến 50 và 130°T là phía nam vĩ tuyến 60°N). Nhật Bản thường xuyên không công nhận điều khoản này vì khu bảo tồn vi phạm hiến chương của IWC. Bởi phạm vi khu vực chỉ giới hạn đánh bắt cá voi thương mại, một hạm đội Nhật Bản đã tiến hành cuộc săn cá voi thường niên tại vùng này liên quan tới giấy phép và mục đích săn bắt. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2014, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ra phán quyết về chương trình đánh bắt cá voi của Nhật Bản mà nước này từ lâu luôn khẳng định vì mục đích khoa học, là vỏ bọc che giấu mục đích thương mại và ngừng cấp mọi giấy phép.
  • Công ước về bảo tồn hải cẩu Nam Cực, một phần của Hệ thống Hiệp ước Nam Cực, được ký kết tại thời điểm kết thúc hội nghị đa phương tại London vào ngày 11 tháng 2 năm 1972.[71]
  • Công ước về bảo tồn sinh vật biển Nam Cực (CCAMLR), một phần của Hệ thống Hiệp ước Nam Cực. Công ước này có hiệu lực từ ngày 7 tháng 4 năm 1982, mục tiêu là bảo tồn sinh vật biển và tính toàn vẹn của môi trường tại và gần châu Nam Cực. Phần lớn công ước liên quan tới vấn đề sự gia tăng hoạt động đánh bắt moi lân ở Nam Đại Dương có thể có tác động nghiêm trọng tới những quần thể sinh vật biển sống phụ thuộc vào nguồn thức ăn là moi lân.[72] Công ước này áp dụng cho khu vực nằm về phía nam đới hội tụ Nam Cực cũng như vĩ tuyến 60°N.[73]

Nhiều quốc gia phản đối hoạt động thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên khoáng vật ở khu vực phía nam đới hội tụ Nam Cực.[74] Hiệp ước Nam Cực áp dụng cho vùng nằm dưới vĩ tuyến 60°N,[75] ngăn cấm những yêu cầu mới về chủ quyền lãnh thổ ở châu Nam Cực.[76]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam_Đại_Dương http://www.hemamaps.com.au/en/Buy/Wall%20Maps/Inte... http://www.theage.com.au/articles/2003/12/21/10719... http://www.austlii.edu.au/au/legis/vic/hist_act/tl... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild...